Trang chủ > Họp trực tuyến iMeeting > Lợi ích của giải pháp

LỢI ÍCH CỦA GIẢI PHÁP IMEETING


Lợi ích của việc xây dựng giải pháp dựa trên nền tảng phần mềm nguồn mở?

  • Việc triển khai các giải pháp công nghệ trên nền tảng phần mềm nguồn mở đem lại những lợi ích to lớn cho nhà phát triển, triển khai và cả đơn vị ứng dụng giải pháp công nghệ.
  • Đầu tiên, phải kể đến lợi ích về việc làm chủ công nghệ. Điều này đặc biệt đúng với những người có thời gian dài trực tiếp tham gia vào cộng đồng phát triển phần mềm nguồn mở, tích lũy đủ số “giờ bay” cần thiết, hiểu các qui tắc hoạt động của cộng đồng, đặc biệt là những vấn đề việc giấy phép bản quyền, qui tắc ứng xử, giao tiếp trong cộng đồng và chủ động tham gia vào các công đoạn phát triển kỹ thuật của dự án phần mềm, từ phân tích yêu cầu, thiết kế hệ thống, lập trình, kiểm thử, xây dựng tài liệu...
  • Từ việc làm chủ công nghệ, sẽ dễ dàng hơn cho các công việc xây dựng thiết kế kiến trúc, lựa chọn hạ tầng triển khai phù hợp, tùy biến theo yêu cầu, tích hợp với các hệ thống khác trong tổ chức, kiểm soát các vấn đề, sửa lỗi khi cần thiết, tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh và bảo mật cho hệ thống.
  • Các nền tảng phần mềm nguồn mở được phát triển theo chuẩn mở với thiết kế kỹ thuật, mã nguồn được rà soát ngang hàng cũng sẽ tăng cường mức độ an toàn, giảm thiểu khả năng tồn tại những lỗi tiềm ẩn, gây mất an toàn, an ninh, kể cả những lỗi “cố ý” do nhà phát triển thực hiện với mục đích xấu. Điều này đặc biệt quan trọng với các đơn vị ứng dụng là cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp, tổ chức lớn, có mức độ ảnh hưởng lớn trong xã hội, hoặc các nhóm đối tượng “nhạy cảm”, dễ bị ảnh hưởng như các đối tượng yếu thế, trẻ em...
  • Đối với đơn vị ứng dụng, việc triển khai trê nền tảng công nghệ mở đúng cách giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào nhà cung cấp. Cùng một phần mềm nguồn mở, có thể có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ với nhiều mức độ quy mô, chất lượng dịch vụ, giá thành... khác nhau, cho phép tổ chức có thể lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ phù hợp nhất. Và đặc biệt có thể chuyển qua nhà cung cấp dịch vụ khác, mà vẫn giữ nguyên hệ thống giải pháp phần mềm đã triển khai.
  • Việc ứng dụng công nghệ mở cũng giúp giảm chi phí đầu tư, vận hành, dễ dàng mở rộng qui mô đầu tư, nhờ tiết kiệm được chi phí mua bản quyền cũng như đảm bảo khả năng lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ phù hợp với mức phí đầu tư cũng như nhu cầu phát triển của từng giai đoạn.

Lợi ích của việc sử dụng hạ tầng trong nội bộ tổ chức và/hoặc trong nước?
  • Việc họp trực tuyến qua video đòi hỏi băng thông rất lớn, nên nếu được triển khai trên hạ tầng máy chủ đặt trong mạng WAN tốc độ cao của tổ chức, hay tại DC của các ISP đặt trong nước, sẽ đảm bảo được chất lượng hình ảnh, âm thanh cuộc họp, phục vụ số lượng người họp cũng như số cuộc họp đồng thời lớn, đáp ứng đủ nhu cầu họp trực tuyến của cơ quan, tổ chức.
  • So sánh với việc đặt máy chủ ở nước ngoài, phải tiêu tốn băng thông quốc tế, tốc độ đường truyền giữa trạm đầu uối với máy chủ thấp, chịu nhiều tác động, độ trễ cao... chất lượng kết nối cũng như chất lượng cuộc họp sẽ gặp rất nhiều vấn đề khi số lượng đầu cuối tham gia họp cũng như số lượng cuộc họp đồng thời tăng lên.
  • Việc triển khai trên hạ tầng máy chủ và mạng dùng riêng cũng giúp tăng cường tính riêng tư, mức độ an toàn, an ninh, bảo mật của hệ thống. Giảm thiểu nguy cơ dữ liệu các cuộc họp bị truyền dẫn ra máy chủ ở nước ngoài.
  • Phân tích sâu hơn về khía cạnh kỹ thuật, công nghệ, để đảm bảo chất lượng hình ảnh tuyền dẫn từ một trạm đầu cuối, yêu cầu băng thông kết nối đến máy chủ (tốc độ upload) tương ứng với mỗi độ phân giải màn hình trên các thiết bị phổ biến hiện nay vào khoảng:
  •         + Small Thumbnail: 0.16 Mbps
            + VGA: 0.37 Mbps
            + SVGA: 0.66 Mbps
            + XGA: 1.48 Mbps
            + HD: 2.64 Mbps
            + Full HD: 5.93 Mbps
  • Băng thông từ máy chủ xuống trạm đầu cuối (tốc độ download) thường yêu cầu cao hơn, phụ thuộc vào công nghệ sử dụng cho giải pháp máy chủ họp trực tuyến. Có thể kể đến một số công nghệ phổ biến hiện nay: (i) Multi-point Control Unit (MCU) và (ii) Selective Forwarding Unit (SFU).
  • Trong công nghệ MCU (tiêu chuẩn các giao thức RTP đầu tiên, phát hành năm 2008, RFC 5117), máy chủ dựa vào độ ưu tiên của từng đầu cuối (VD: đầu nào đang trình bày) và băng thông kết nối với máy trạm, lựa chọn mức độ chất lượng video từ các đầu tương ứng, trộn hình ảnh từ các điểm họp rồi truyền hình ảnh trộn được xuống phía đầu cuối tiếp nhận theo một luồng video duy nhất. Việc trộn hình ảnh sẽ gây tốn kém tài nguyên máy chủ (CPU), cũng như gây độ trễ nhất định trong thao tác trộn cũng như trong việc máy chủ phản ứng với việc tốc độ đường truyền thay đổi lên/xuống, rất thường gặp ở các nhà mạng Việt Nam, dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Hiện tại nhiều hãng vẫn phát triển giải pháp họp trực tuyến theo công nghệ này.
  • Trong công nghệ SFU (tiêu chuẩn các giao thức RTP cập nhật năm 2015, RFC 7667), máy chủ cũng dựa vào độ ưu tiên của từng đầu cuối và băng thông kết nối với máy trạm để lựa chọn mức độ chất lượng video từ các đầu tương ứng, nhưng thay vì thực hiện trộn hình ảnh từ các điểm họp, máy chủ thực hiện việc đẩy luôn hình ảnh từ mỗi điểm họp xuống phía đầu cuối tiếp nhận theo một luồng video riêng biệt. Cách này không đòi hỏi máy chủ cấu hình CPU quá mạnh, nên cho phép xử lý kết nối và thực hiện các cuộc họp nhiều điểm hơn với cùng một cấu hình phần cứng máy chủ.
  • Cách thiết kế này cũng giúp đảm bảo chất lượng hình ảnh cao hơn cũng như giảm thời gian trễ (hình ảnh được truyền trực tiếp giữa 2 đầu cuối qua “video router” và không bị can thiệp nén lần 2 sau khi trộn) trong khi không làm tăng đáng kể băng thông kết nối xuống trạm đầu cuối, qua đó nâng cao chất lượng cuộc hội thoại trong điều kiện chất lượng đường truyền tương đương.
  • Tuy nhiên, cách thiết kế này cũng có nhược điểm là đẩy việc giảỉ nén hình ảnh (decode) và trộn các luồng video cho phía máy trạm, khiến cho CPU trên máy trạm phải xử lý nhiều hơn, tốn pin hơn.
  • Ngoài ra, còn phải kể đến (i) công nghệ kết nối, truyền dẫn & xử lý hình ảnh phía đầu cuối (được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là WebRTC, tích hợp sẵn trong các trình duyệt), (ii) công nghệ nén hình ảnh (video encoding - phổ biến hiện nay là VP8, H.264 hoặc sắp tới là VP9) và (iii) công nghệ tiếp nhận và xử lý video phía máy chủ (Single coding, Scalable coding hay Simulcast) cũng góp phần tác động đến băng thông kết nối từ máy trạm tới máy chủ.

Vì sao các ứng dụng nước ngoài hiện nay sử dụng ở VN gặp nhiều vấn đề?
  • Ngoài vấn đề bị nghẽn đường truyền kể trên, dịch vụ của các doanh nghiệp nước ngoài còn hàm chứa nhiều rủi ro về an toàn, an ninh, bảo mật (xem các khuyến cáo của Bộ TT-TT về an ninhd đối với phần mềm Zoom) cũng như bị lệ thuộc vào nhà cung cấp dich vụ, chính sách về an toàn, an nình thông tin...
  • và giải pháp của liên minh CoMeet?
  • Đảm bảo tuân thủ đầy đủ pháp luật VN, đặc biệt là luật An ninh mạng, Luật CNTT...
  • Cung cấp giải pháp mà các doanh nghiệp VN hoàn toàn làm chủ công nghệ, đặc biệt là dựa trên nền tảng PMNM, để tận dụng thành tựu của cộng đồng quốc tế nhưng lại làm chủ vận hành, tuỳ biến và tối ưu bằng nguồn lực nội địa.
  • Cung cấp giải pháp triển khai trên máy chủ đặt tại cơ quan, tổ chức và đặt tại ISP trong nước, không phụ thuộc đường truyền quốc tế để loại bỏ rủi ro đứt cáp quang biển, tăng cường an ninh và đảm bảo hiệu năng.